PHONG THỦY BÁT TRẠCH – CẦN HIỂU RÕ VỀ BẢN CHẤT

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BÁT QUÁI:

Chúng ta phần nào đều đã biết Phong Thủy Bát Trạch bắt nguồn từ các học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành và Kinh Dịch với Nguyên lý: Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng – Tứ Tượng sinh Bát Quái.

300px-VoCucDo

Từ đó, Lưỡng Nghi là khởi nguồn của Kinh Dịch, đấy chính là Âm và Dương: Dương được ghi lại bằng vạch liền (-) còn Âm vạch đứt(–) cách đoạn. Tứ Tượng là dùng hai Nghi chồng lên nhau và đảo chỗ.

Trong đó Tứ tượng bao gồm:

+ Thái dương: Nhật (Mặt Trời) : tượng hình bởi hai vạch liền

+ Thiếu dương: Thần (hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh) tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên

+ Thái âm: Nguyệt (Mặt Trăng): tượng hình bởi tượng hình bởi hai vạch đứt

+ Thiếu âm: Tinh (các vì sao đứng yên, định tinh):  vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên

NinhHoaDotCom-GsNHQuang-HVDLS-DichTienDe-45-03A

Nói Tứ tượng hay tứ Thánh thú, đó là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học phương Đông như: Thiên văn, Triết học, Phong thủy…

Thánh thú hợp thành Hệ thống Ngũ hành như sau:

+ Thanh Long của phương Đông: Mộc

+ Bạch Hổ của phương Tây: Kim

+ Chu Tước của phương Nam: Hỏa

+ Huyền Vũ của phương Bắc: Thủy

tu-tuong-trong-phong-thuy-hien-dai-1

Theo tương truyền còn có Thánh thú thứ năm là Hoàng Lân (kỳ lân màu vàng), hay “Hoàng Lân của Trung tâm”. Các Thánh thú đó hợp lại dưới sự cai quản của “Trung tâm” là Hoàng Lân, khi đó Hoàng Lân tượng trưng cho ngũ hành Thổ.

Hình thành Bát quái: Khi chồng tiếp một vạch nữa lên Tứ Tượng (là có ba vạch sẽ được 8 hình thái khác nhau gọi là Bát Quái (quẻ đơn):

QUẺ LY (phương NAM)

QUẺ KHÔN (phương TÂY NAM)

QUẺ ĐOÀI (phương TÂY)

QUẺ CÀN (phương TÂY BẮC)

QUẺ KHẢM (phương BẮC)

QUẺ CẤN (phương ĐÔNG BẮC)

QUẺ CHẤN (phương ĐÔNG)

QUẺ TỐN (phương ĐÔNG NAM)

gra-hau-thien

II. ỨNG DỤNG BÁT QUÁI TRONG KIẾN TRÚC:

Phạm vi mà Bài viết này nghiên cứu chủ yếu tập trung vào Kiến Trúc NHÀ Ở.

Bát Quái chia ra làm 2 loại là: Quái Trạch( Nhà)Quái Mệnh( Tuổi)

1. Quái Trạch:

Nếu tính từ Tâm mặt bằng của ngôi nhà, người ta chia không gian thành 8 Cung( BÁT TRẠCH) với mỗi cung chiếm 45 độ và mỗi hướng là một Quái Trạch. Tiếp theo lại được phân biệt thành  2 loại là:

+ ĐÔNG TỨ TRẠCH (gồm 4 hướng: KHẢM – Bắc; LY – Nam; CHẤN – Đông và TỐN – Đông Nam)

+ TÂY TỨ TRẠCH (gồm 4 hướng: ĐOÀI – Tây; KHÔN – Tây Nam; CÀN – Tây Bắc và CẤN – Đông Bắc)

Bắc

Đông – Bắc

Đông

Đông – Nam

Nam

Tây – Nam

Tây

Tây – Bắc

KHẢM

CẤN

CHẤN

TỐN

LY

KHÔN

ĐOÀI

CÀN

2. Quái Mệnh:

Căn cứ theo năm sinh, mỗi Mệnh người lại được gán cho một Quái và cũng chia làm 2 loại như sau:

+ ĐÔNG TỨ MỆNH (gồm những người có Mệnh: KHẢM, LY, CHẤN và TỐN)

+ TÂY TỨ MỆNH (gồm những người có Mệnh: ĐOÀI, KHÔN, KIỀN và CẤN)

XÁC ĐỊNH QUÁI MỆNH: Ta cộng 4 số của năm sinh( Dương lịch) được bao nhiêu lại cộng tiếp cho đến khi được SỐ THÀNH nhỏ hơn10( cách tính nhẩm nhanh: nhìn vào năm sinh rồi giản ước hết cho 9 còn dư bao nhiêu chính là SỐ THÀNH). Tiếp theo lấy số đó đem tra bảng sau đây sẽ ra QUÁI MỆNH của từng người là gì:

SỐ THÀNH

Cuối cùng

QUÁI MỆNH

SỐ THÀNH

Cuối cùng

QUÁI MỆNH

Nam

Nữ

Nam

Nữ

1

KHẢM

CẤN

6

KHÔN

KHẢM

2

LY

CÀN

7

TỐN

KHÔN

3

CẤN

ĐOÀI

8

CHẤN

CHẤN

4

ĐOÀI

CẤN

9

KHÔN

TỐN

5

CÀN

LY

3. Nguyên tắc phối hợp giữa Quái Trạch và Quái Mệnh: Những người thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH nên ở nhà thuộc ĐÔNG TỨ TRẠCH và những người thuộc TÂY TỨ MỆNH nên ở nhà thuộc TÂY TỨ TRẠCH là hợp cách. Như vậy, khi ta đem Quái Mệnh  phối với 8 hướng (8 Quái Trạch) sẽ có 8 trường hợp xảy ra cho từng người (gọi nôm na là BÁT SAN hay BÁT DU NIÊN) như bảng sau đây:

QUÁI

CÀN

ĐOÀI

LY

CHẤN

TỐN

KHẢM

CẤN

KHÔN

CÀN

Phục Vị

Sinh Khí

Tuyệt Mệnh

Ngũ Quỷ

Họa Hại

Lục Sát

Thiên Y

Phúc Đức

ĐOÀI

Sinh Khí

Phục Vị

Ngũ Quỷ

Tuyệt Mệnh

Lục Sát

Họa Hại

Phúc Đức

Thiên Y

LY

Tuyệt Mệnh

Ngũ Quỷ

Phục Vị

Sinh Khí

Thiên Y

Phúc Đức

Họa Hại

Lục Sát

CHẤN

Ngũ Quỷ

Tuyệt Mệnh

Sinh Khí

Phục Vị

Phúc Đức

Thiên Y

Lục Sát

Họa Hại

TỐN

Họa Hại

Lục Sát

Thiên Y

Phúc Đức

Phục Vị

Sinh Khí

Tuyệt Mệnh

Ngũ Quỷ

KHẢM

Lục Sát

Họa Hại

Phúc Đức

Thiên Y

Sinh Khí

Phục Vị

Ngũ quỷ

Tuyệt Mệnh

CẤN

Thiên Y

Phúc Đức

Họa Hại

Lục Sát

Tuyệt Mệnh

Ngũ Quỷ

Phục Vị

Sinh Khí

KHÔN

Phúc Đức

Thiên Y

Lục Sát

Họa Hại

Ngũ Quỷ

Tuyệt Mệnh

Sinh Khí

Phục Vị

Ví dụ: Chủ nhà là nam sinh năm 1979 (KỶ MÙI) có Quái Mệnh là CHẤN, tức thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH nếu chọn những nhà có các hướng Ly – NAM (Sinh Khí ), Khảm – BẮC( Thiên Y), Chấn – ĐÔNG( Phục Vị ) và Tốn- ĐÔNG NAM( Phúc Đức) thì được tốt đẹp. Nếu chọn các hướng Đoài – TÂY( Tuyệt Mệnh), Càn – TÂY BẮC( Ngũ Quỷ ), Khôn –  TÂY NAM( Họa Hại), Cấn – ĐÔNG BẮC( Lục Sát) thì sẽ không tốt.

4 . Giải nghĩa các Hướng Tốt – Xấu theo quan điểm của trường phái Bát Trạch:

Trường phái Bát Trạch cho rằng: Hướng tốt của một ngôi nhà là hướng Cửa ra vào mở ra nhìn về hướng đó. Hướng tốt của Bếp hoặc Bàn thờ là nhìn về hướng đó (tức là khi đứng nấu nướng hoặc hành lễ, Gia chủ quay mặt vào theo hướng ngươc lại vào Bếp hoặc Bàn thờ). Hướng tốt của một con người là khi người đó ngồi làm việc mặt nhìn về hướng tốt…

Còn các hướng xấu thường dung để đặt cho vị trí nhà vệ sinh, bể tự hoại…Cụ thể dưới đây sẽ nêu rõ cho từng trường hợp:

4.1. Hướng Tốt:

+ Sinh Khí: do sao Tham Lang  quản, mang ngũ hành Dương Mộc rất tốt, được lợi cho việc làm quan, làm ăn nhanh giàu, nhân khẩu tăng thêm. Đến năm, tháng Hợi, Mão, Mùi thì được đại phát tài.

+ Thiên Y: do sao Cự Môn quản, mang ngũ hành Dương Thổ rất tốt, được giàu có ngàn vàng, không bệnh tật, nhân khẩu, ruộng vườn, súc vật được đại vượng, khoảng một năm có của. Đến năm, tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì ứng tốt đẹp.

+ Diên Niên (Phúc Đức): do saoVũ Khúc quản, mang ngũ hành Dương Kim tốt, được trung phú, sống lâu, của cải, vợ chồng vui vẻ, nhân khẩu, gia súc được đại vượng. Thường ứng tốt đẹp vào năm, tháng Tỵ, Dậu, Sửu.

+ Phục Vị: do sao Phụ Bật quản, mang ngũ hành Thủy được Tiểu phú, trung thọ, sinh con gái nhiều, con trai ít. Muốn cầu con nên quay miệng Bếp về hướng này. Đây là hướng có độ tốt trung bình: cuộc sống gia đình yên vui, no ấm.

4.2. Hướng Xấu:

+ Tuyệt Mệnh: do sao Phá Quân quản, mang ngũ hành Âm Kim, rất xấu, tổn hại con cái, không sống lâu, bệnh tật, thoái tài, ruộng vườn súc vật bị hao mòn, bị người mưu hại. Thường ứng hại vào năm, tháng Tỵ, Dậu, Sửu. Là hướng xấu nhất trong 4 hướng.

+ Ngũ Quỷ: do sao Liêm Trinh quản, mang ngũ hành Hỏa, rất xấu, dễ bị hỏa hoạn, bệnh tật, khẩu thiệt, hao mòn ruộng vườn, gia súc, thoái tài, tổn nhân khẩu. Thường ứng hại vào năm, tháng: Dần, Ngọ, Tuất.

+ Lục Sát: do sao Văn Khúc quản, mang ngũ hành Thủy, xấu, dễ bị mất của, cãi vã, hao mòn gia súc vườn ruộng, thương tổn người nhà. Thường ứng hại vào năm, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

+ Họa Hại: do sao Lộc Tồn quản, mang ngũ hành Thổ, xấu, hay bị quan phi, khẩu thiệt, bệnh tật, của cải suy sụp, hại nhân khẩu. Thường ứng hại vào năm, tháng: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

5. Quan điểm của người viết về tính ứng dụng của phái Bát Trạch trong Thiết kế Xây dựng:

Theo trên chúng ta thấy phái Bát Trạch cho rằng: Nếu Mệnh chủ phối hợp Hướng nhà ra các khí tốt( Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị) thì sẽ tốt, ngược lại nếu ra các khí xấu( Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại) thì sẽ xấu. Tuy nhiên, quan điểm của người viết đã nghiệm chứng nhiều trong thực tế thấy rằng: Để có thể kết luận được một ngôi nhà tốt hay xấu thì chưa nên nhìn vào ý nghĩa của 8 cung trên mà vội phán xét. Lý do vì cái Gốc của Phong thủy dựa trên Thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Bát Quái, cho nên người nghiên cứu sâu sắc về Phong thủy cần phải xem SAO QUẢN của các Khí tốt xấu ở trên mà luận đoán xem chúng có tương sinh, tương khắc lại với Hướng hay Mệnh không thì mới kết luận được phần nào Tốt xấu ra sao.

+ Ví dụ 1: Mệnh chủ Nam sinh năm 1976 cung CÀN thuộc TÂY TỨ MỆNH, nếu ở nhà Hướng Tây cung ĐOÀI thuộc TÂY TỨ TRẠCH được SINH KHÍ do sao Tham Lang mang ngũ hành Dương Mộc quản. Nhà này ban đầu tốt sau xấu dần vì SAO QUẢN mang hành Mộc sau sẽ bị Mệnh CÀN( ngũ hành KIM) và Hướng Tây( cung ĐOÀI cũng mang hành KIM) khắc ngược lại( KIM khắc MỘC). Xét tiếp Mệnh chủ sinh năm 1979 cung CHẤN thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH, nếu ở nhà Hướng Nam cung LY thuộc ĐÔNG TỨ TRẠCH được SINH KHÍ. Nhà này ban đầu đã tốt, sau ngày càng tốt đẹp hơn nữa vì SAO QUẢN mang hành Mộc sau lại được Mệnh CHẤN( ngũ hành Mộc) tương hòa với sao( Mộc ngang hòa Mộc) và Hướng Nam( cung LY mang hành Hỏa) tương sinh với sao( MỘC sinh HỎA). Như vậy, mặc dù Sinh Khí là tốt nhưng với người TÂY TỨ MỆNH chưa hẳn đã tốt nên chúng ta cần hiểu sâu sắc mới luận đoán chính xác được.

+ Ví dụ 2:  Cũng Mệnh chủ Nam sinh năm 1976 cung CÀN thuộc TÂY TỨ MỆNH, nếu ở nhà Hướng Bắc cung KHẢM thuộc ĐÔNG TỨ TRẠCH rơi vào LỤC SÁT do sao Văn Khúc mang ngũ hành Thủy quản. Tuy nhiên nhà này sau chưa hẳn đã xấu bởi SAO QUẢN mang hành Thủy sau lại tương sinh cho Mệnh CÀN( hành KIM) và tương hòa với Hướng Bắc( cung KHẢM mang hành Thủy).

 Kết luận: Khi đánh giá THỊNH – SUY của một ngôi nhà thì chúng ta cần phải hiểu sâu sắc kiến thức về Âm Dương – Ngũ Hành và Bát Quái để luận đoán mới chính xác được chứ không nên chỉ nhìn vào Ý nghĩa các Cung tốt – xấu của phái Bát Trạch nêu trên mà vội vàng kết luận. Mặt khác, còn phải xem xét tùy theo Thời vận cũng như địa thế Loan đầu tại ngôi nhà hoặc khu vực ngôi nhà đó tọa lạc mới tạm đủ thông tin mà phân tích cho phù hợp. Và hơn thế nữa, chúng ta cũng cần phải hiểu cho dù có tính toán xem xét rất cẩn thận thì nó cũng chỉ là những kiến thức về Phong thủy Dương Trạch( NHÀ Ở) và mang tính HỖ TRỢ mà thôi. Đấy chỉ là 1 trong 5 yếu tố được sắp xếp cuối cùng QUYẾT ĐỊNH đến sự THỊNH VƯỢNG cho một Gia đình là: PHÚC ĐỨC, CHÂN MỆNH, ĐỨC HẠNH, MỒ MẢ, NHÀ Ở. Vì vậy chữ PHÚC của một Gia đình là quan trọng hàng đầu, một khi Hướng nhà hợp Mệnh mà PHÚC Gia đình lại mỏng thì cũng không thể tốt đẹp được. Trái lại, cho dù hướng nhà xấu nhưng PHÚC của Gia chủ đó rất lớn thì cũng vẫn tốt đẹp. Mong rằng tất cả chúng ta hãy chiêm nghiệm và có cái nhìn thật sâu sắc về vấn đề này!

P/s: Phong thủy Vĩnh Phúc tổng hợp

Bình luận